Wednesday, October 31, 2007

Mua sắm quà tết quà tết trên mạng


Thị trường quà tết không chỉ nhộn nhịp ở siêu thị và các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Không khí sắm quà tết đang tràn ngập trên cả các gian hàng quà tết trên mạng internet.

Nhiều lựa chọn

Chọn quà Tết qua mạng là một sự lựa chọn hữu ích đối với dân văn phòng khi công việc những ngày cuối năm đang bộn bề.

Nếu so với tỷ lệ trang web bán hàng trên net, các trang bán quà tết online không phải là nhiều. Tuy nhiên, hiện khá đông dân cư mạng đang nhắm đến một số trang có bán quà Tết khá ấn tượng và uy tín là www.homemart.com.vn, www.muabanonline.vn, www.vietmart.com.vn...

Các túi, giỏ quà gói sẵn (có mã số sản phẩm, ảnh, mô tả, giá cả) đã được update thường xuyên, với nhiều kiểu dáng, mẫu mã phong phú. Theo anh Sơn, nhân viên trang www.homemart.com.vn, homemart.com.vn đã chuẩn bị một lượng túi quà Tết lớn hơn so với năm ngoái để phục vụ khách hàng. Hiện khách mua lẻ chưa nhiều, nhưng trang web đã bắt đầu nhận đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, công ty.

Bán quà Tết theo chủ đề

Ngoài số lượng túi quà Tết, để thu hút người đặt mua, các trang web đã chia sản phẩm quà Tết theo chủ đề, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc chọn quà tặng cho người thân, bạn bè khi xuân về.

Có quà tặng gia đình gồm túi quà bữa ăn tất niên, giỏ quà biếu ông bà của trang web www. homemart.com.vn, hay gian hàng quà Tết được chia theo nhóm sản phẩm rượu, bánh, túi lẵng quà mang chủ đề Tết của www.vietmart.com.vn.

Đa dạng các loại giá bán

Cũng theo anh Sơn, để hướng tới việc phục vụ cho nhiều đối tượng, trang web bán nhiều túi quà với nhiều loại giá khác nhau, từ 90.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/ túi.

Trung bình mỗi sản phẩm trong một túi quà có giá từ 12.000-500.000 đồng. Và mỗi túi quà có từ 5- 12 sản phẩm, chủ yếu vẫn là rượu, bánh, trà, thuốc lá, cafe…

Hiện giá túi quà khác nhau phụ thuộc và số sản phẩm nhiều hay ít và giá trị của sản phẩm. Các túi quà sang trọng đều có rượu ngoại nhãn hiệu như Henessy, Bordeaux, Fabel, Chantenais Merloits…

Theo một số người thường mua sắm quà Tết qua mạng, họ chọn quà không phải vì số lượng sản phẩm hay sản phẩm đắt tiền mà chọn túi quà theo sự kết hợp sản phẩm bên trong túi quà, đặc biệt là phù hợp với đối tượng tặng.

Chọn quà Tết theo sở thích

Ngoài những gói quà truyền thống, không ít người cũng chọn mua những món quà phù hợp với sở thích của người tặng như mỹ phẩm, quần áo, đồ trang sức hoặc đồ điện tử, dụng cụ thể thao… Chính sự đa dạng trong việc bán túi quà Tết, các trang web đã hướng người tiêu dùng chú ý đến tiện ích của kênh sắm tết online này.

Cam kết quà Tết chất lượng

Online sắm quà Tết tiết kiệm thời gian cho bạn, tuy nhiên, khách hàng ít có cơ hội nhìn tận mắt sản phẩm và sẽ không đánh giá được sản phẩm có chất lượng hay không.

Trong khi trên thị trường, tình trạng buôn bán, sản xuất rượu giả tràn lan đã khiến cho người tiêu dùng nghi ngại. Trước tình hình này, một số trang web đã phải đưa ra những cam kết cung cấp những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm nguyên tem, nguyên dạng khi giao cho khách hàng…

Đây được xem là cách làm thích hợp nhằm tạo niềm tin và thu hút người tiêu dùng của các chợ ảo mua sắm quà Tết năm nay.

Thế giới Thương mại

Các mặt hàng Tết đang tăng giá chóng mặt

(VietNamNet) - Chỉ còn 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán nên thực phẩm, bánh kẹo, bia rượu... đều đang trên đà tăng giá và chắc chắn còn tiếp tục tăng nữa. Cuộc cạnh tranh trên thị trường Tết đã đến hồi ''nóng''.

Soạn: AM 258177 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Chọn mua hàng thực phẩm tại siêu thị. Ảnh: Nguyên Vũ.

Giá các loại thực phẩm trên thị trường đều đang tăng mạnh. Trên thị trường Hà Nội hiện nay, các loại lương thực, thực phẩm đều tăng hẳn so với thời điểm nửa tháng trước. Giá gạo tẻ thường đã tăng từ 4.200 đồng/kg lên 4.500 đồng/kg, gạo bắc thơm càng tăng mạnh hơn với mức giá 6.000 đồng lên 6.500 đồng/kg.

Trước nguy cơ lây lan của dịch cúm gia cầm, giá thịt lợn và thịt bò trong những ngày gần đây đang tăng rất mạnh. Giá thịt lợn nạc loại ngon đã tăng từ trên 40.000 đồng/kg lên trên dưới 50.000 đồng/kg. Giá thịt bò cũng đã tăng lên trên 80.000 đồng/kg. Giá các loại gà, ngan, vịt mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nhưng cũng không có dấu hiệu giảm. Tại một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội, giá gà sạch (đã qua chế biến) bán ra là trên dưới 60.000 đồng/kg. Cùng trong guồng tăng giá này là các hải sản tươi sống, giá các loại tôm, cá... bán tại chợ đều đang tăng từng ngày.

Ông Thái Quang Dũng, Phó Tổng giám đốc siêu thị Seiyu cho biết: ''Phần nhiều các mặt hàng Tết của chúng tôi đều giữ giá. Tuy nhiên, một số mặt hàng đã xuất hiện tình trạng cháy hàng nên bắt buộc chúng tôi phải tăng giá như hạt dẻ cười. Hiện, sức mua của người dân đã tăng chừng 50-70% so với ngày thường và dự tính còn tiếp tục tăng mạnh trong những ngày giáp Tết''.

Ngoài các mặt hàng thực phẩm, các loại bia Tết vẫn tiếp tục leo giá trên dưới 10% từ đầu tháng 1 đến nay. Hiện nay, một két bia Heineken đã tăng đến 250.000 đồng (tăng khoảng 7.000-8.000 đồng/két so với thời điểm đầu tháng 1). Giá bia Hà Nội cũng tăng tương tự với giá hiện tại là 140.000-143.000 đồng/két. Bia Tiger hiện ở mức 196.000-198.000 đồng/két.

Theo dự đoán của các nhà quản lý thương mại, sức mua sắm của người dân trong dịp Tết Ất Dậu này sẽ tăng hẳn so với các năm trước do nhiều tác động khách quan như tăng lương, lượng kiều hối về nhiều... Nhiều siêu thị, trung tâm thương mại đã xây dựng kế hoạch tăng doanh thu trên 20% so với Tết năm ngoái và dự kiến doanh thu thực tế sẽ còn tăng mạnh hơn. Theo ông Vũ Vinh Phú, Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, mức lưu chuyển hàng hoá trong dịp Tết Ất Dậu của Hà Nội sẽ tăng trên 20% so với dịp Tết Giáp Thân năm ngoái.

  • Phương Thanh

Nho và rượu nho


Chắc chắn là vào khoảng 3 500 năm trước công nguyên người ta đã biết đến rượu nho. Lịch sử rượu nho của chúng ta bắt nguồn từ người hy lạp mà cách đây 600 năm trước Công nguyên họ đã thành lập ra Marseille và lưu truyền lại nghệ thuật trồng nho từ đó. Ðất và khí hậu
Cho dù nho có thể mọc ở khắp nơi, nhưng người trồng nho chuyên nghiệp cho rằng đất trồng là một yếu tố quan trong có ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị của rượu nho. Tốt nhất là loại đất dễ thoát nước tự nhiên. Các giống nho khác nhau cũng đòi hỏi những loại đất khác nhau – như giống nho Chardonnay cần đất có nhiều chất vôi, giống Riesling cần đất có trộn đá, giống Cabernet cần đất có lẫn sỏi nhỏ- quan trọng là đất dễ rút nước và có khả năng tích trữ nhiệt lượng. Ngược lại tại các vùng khí hậu nóng thì vùng có nhiều đất sét và mát rất thuận tiện cho cây nho .
Các cành nho cần ánh nắng và độ ẩm, tuy nhiên ở một mức độ nào đó. Ở các nước về phía nam, nho chín quá lẹ đến nỗi trái nho không đủ thời gian hút các chất khoáng từ đất lên để tạo cho rượu nho sau này có một mùi vị riêng biệt, trước khi đạt nồng độ cân bằng giữa chất đường và acid
Hái nho và kỹ thuật hầm rượu
Trung bình sau 100 ngày kể từ ngày nho trổ bông nguời ta có thể hái nho- ở thời điểm này tỷ lệ đường và acid nho tốt nhất. Ở Ðức người ta đo lượng đường bằng độ Oechsle. Thời gian thâu hoạch nho, tùy thuộc vào thời tiết và loại nho (chín sớm hay trễ) có thể léo dài đến vào trong tháng 11.
Vì chất màu của trái nho đỏ chỉ có trong vỏ của trái nho, theo căn bản đó người ta có thể làm rượu nho trắng bằng loại nho đỏ . Ðể rượu nho khỏi có màu người ta phải ép bỏ bã nho trước khi lên men và bỏ sulfur vào trong nước nho mới ép để ngăn chận các vi sinh. Các con men (có từ vườn nho) bắt đầu lên men và biến các loại đường thành cồn (alcohol) và CO2 . Với chất Sulfuric acid người ta sẽ chặn sự phân hủy acid tư nhiên trong rượu sau khi quá trình lên men chính chấm dứt.
Khác hơn rượu nho trắng, rượu đỏ cần phải cần phải có bã (vỏ nho) trong lúc lên men. Chất màu và chất tannin sẽ hoà dần vào nước nho đang lên men. Khi đã đủ chất tannin người ta bắt đầu lọc bã ra khỏi rượu. Trong thời gian lên men trễ (sau quá trình lên men chính), chất acid bắt đầu bị phân hủy tự nhiên. Trong quá trình này malic acid được chuyển thành lactic acid ít chua hơn.
Các giống nho khác nhau
Ðặc điểm riêng của các giống nho sau đây tạo ra những loại rượu nho nổi tiếng thế giới – dù nguyên chất hay có pha trộn với các loại khác - mùi vị của rượu luôn luôn lệ thuộc vào điểu kiện chung của vùng đất nơi trái nho mọc. Thí dụ như loại nho Cabernet Sauvignon của Pháp khác hơn loại này mọc tại miền bắc Ý hay tại California.
Các giống nho làm rượu nho trắng:
Riesling: giống nho mọc ở Ðức vùng Elsass và ở Áo, cho ra loại rượu có chất lượng cao. Tùy theo thời gian để nho chín trên cây nó cho ra những loại ruợu chát tuyệt hảo. Một chai rượu loại Riesling tốt có thể trữ đến 10 năm
Chardonnay: mọc ở Pháp. Vì không đòi hỏi nhiều nên giống nho này có thể trồng ở khắp mọi nơi. Mùi vị có thể có mùi chua nhẹ - sống động đến thơm - dịu
Gewürztraminer: có mùi thơm như các loại trái cây, hương thào vùng nhiệt đới, được trồng ở Ðức vùng Elsass, Baden, Burgenland.
Grüner Veltiner: giống nho nổi tiếng nhất cuả Áo. Loại này cho ra loại rượu có mùi trái cây - sống động
Pinot blanc, Pinot bianco, Weissburgunder: Các giống nho mọc ở vùng Baden, ở Áo, vùng Alsace, và Ý. Vùng Friaul có những loại rượu rất cao chất lượng
Pinot grigio, Grauburgunder, Ruländer: được trồng ở Ý và vùng Alsace để chễ rượu chát, tại vùng Baden giống nho Ruländer dùng để chế loại rượu có vị ngọt
Sauvignon blanc: giống nho trắng của Pháp với mùi thơm trái cây. Nổi tiếng trong những năm qua là loại rượu Sancerre
Silvaner: loại nho ít mùi vị - tại vùng Franken cho ra nhũng loại rượu đậm mạnh
Các giống nho làm rượu đỏ:
Cabernet Sauvignon: cũng không đòi hỏi nhiều như loại nho Chardonnay. Ðặc điểm của rượu là có mùi như mùi trái red currant. Khi rượu còn non sẽ hơi chát (lượng tannin cao), khi cũ (lâu năm) sẽ có mùi thơm tròn trọn vẹn
Merlot: một loại nho chín sớm. Ở Pháp hoặc Ý loại nho này cho ra các loại rượu uống rất đầm
Pinot noir, Spätburgunder: giống nho khó trồng, đôi khi cho ra những loại rượu Burgunder rất dở
Sangiovese: loại nho tiêu biểu của vùng Toskana. Dùng với loại nho khác để chế rượu Chianti, hoặc dùng để chế Brunello di Montalcino
Rượu nho Ðức
Rượu nho Ðức lệ thuộc vào chất lượng trái nho vì nho ở những vùng này rất khó chín. Tỉ lệ giữa acid và lượng đường tạo cho rượu nho Ðức, như loại Riesling, có những điểm rất khác biệt. Rượu Ðức tốt nhất là mua tại các nơi làm rượu, vì có nhiều loại không thể tìm thấy bán tại các tiệm.
Chất lượng của loại nho Ðức
Theo luật của Ðức rượu được phân biệt theo độ Oechsle * của nước nho
Tafelwein Loại rượu nho đơn giản, cũng như loại rượu pha từ nhiều loại được chế tại Ðức.
Landwein: Rượu chát, mang tên của vùng trồng nho
Qualitäswein bestimmter Anbaugebiete (Q.b. A.) Loại rượu đặc chế với số kiểm tra của bộ. Rượu này trong quá trình chế biến đưọc phép cho thêm một số lượng đường nhất định.
Qualitätswein mit Prädikat (Q.m.P.) Rượu từ nho chín mùi với chất lượng cao nhất với số kiểm tra của bộ. Không được phép cho thêm đường trong lúc chế biến. Loại này được chia theo các hạng sau đây:
Kabinett (67 bis 85 ° Oechsle)
Spätlese (76 bis 95 ° Oechsle), nho hái trễ
Auslese (83 bis 105° Oechsle), nho lựa
Beerenauslese (110 bis 128 °Oechsle ), nho lựa từng trái
Trockenbeerenauslese ( 150 bis 154 °Oechsle), lựa trái nho khô
Eiswein (ít nhất 125 °Oechsle ), nho hái lúc đông đá
Một loại rượu đặc biệt của Ðức được chế bằng loại nho bị đông đá ngoài cây với nhiệt độ ít nhất là – 8°C. Lương nước trong trái nho bị đông lạnh, và nước nho (đường, acid) được cho lên men.
Các vùng nổi tiếng
Ðức là nước sản xuất rượu nho trắng. 88 % nho mọc ở đây dùng để chế rượu nho trắng.
Mosel, Saar và Ruwer:
Khoảng 55% số đất ở đây được trồng Riesling. Bên cạnh loại nho này còn có loại Mueller-Thurgaụ. Ở thượng lưu sông Mosel, phiá Luxembourg có loại nho Elbling, dùng để chế rượu nho thường Tafelwein.
Rheingau:
Trong lịch sử vùng này là vùng trồng nho có tiếng nhất, vì những vùng chung quanh Ruedesheim và Oestrich có khí hậu cũng như ánh sáng rất thuận lợi. Giống nho trồng ở đây cũng là Riesling
Rheinhessen
Vùng trồng nho lớn nhất, bị mang tiếng chuyên sản xuất các loại rượu rẻ. Thế nhưng cũng có những nhà trồng nho sản xuất các loại rượu chất lượng như ở quanh vùng Nackenheim hoặc là Nierstein. Các loại nho ở đây là Riesling, Mueller- Thurgau, và Silvaner.
Rheinpfalz
Vùng này nhỏ hơn vùng Rheinhessen thế nhưng số thâu hoạch lại cao nhất. Cũng như ở vùng Mosel, ở đây phần nhiều người ta trồng Riesling. Nho ở đây ít chua hơn, nhưng có nhiều hương vị đậm đà.
Franken
Giống Silvaner và Mueller Thurgau cho ra các loại rượu có chất lượng cao. Khi đi du lịch, nếu ghé qua các nhà sản xuất rượu nho tại vùng này chúng ta sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị
Baden
Bên cạnh các giống nho chế rượu nho trắng như Mueller-Thurgau và Grauburgunder cũng nên nhắc đến giống nho Spaetburgunder. Những trái tốt của loại này tại vùng Burgund cho ra các loại rượu ít chất acid và có chất lượng cao.
Wuerttemberg
Cho dù vùng này không lớn nhưng dân chúng ở đây đánh giá rất cao rượu của họ vì người dân tại vùng này uống rượu nhiều gấp đôi so với một người Ðức trung bình. Tiêu biểu cho vùng này là loại rượu nho đỏ làm từ giống nho Trollinger và Schwarzriesling cũng như loại rượu trắng Riesling và Muskateller.
Chú thích: 1° Oechsle bằng khoảng 2,1 g đường / lít nước nho
Pháp - Quốc gia của rượu nho:
Với gần một triệu mẫu nho, thế nhưng Pháp vẫn đứng sau Tây ban nha và Ý đại lợi. Tuy nhiên, số thâu hoạch vào những năm được mùa vẫn nhiều hơn Ý hoặc Tây ban nha.
Những loại rượu Pháp sản xuất xếp từ loại sang trọng nhất, mắc nhất cho đến loại rẻ mạt uống thường
Không như Ðức, rượu Pháp được xếp hạng theo nguồn gốc nơi sản xuất thí dụ như:
Vin de table : Rượu phải được sản xuất tại Pháp
Vin de Pays : Có mang tên vùng sản xuất, thế nhưng loại rượu này không được phép gọi là „Château“ hoặc là „Clos“
VDQS –Vins délimités de qualité superieur : Các vùng sản xuất rượu theo những tiêu chuẩn nhất định được phép dán nhãn hiệu này trên rượu
AOC –Appellation d´origine contrôllée : Chỉ dành cho các loại rượu từ các vùng mà AOC được nhà nước công nhận. Sự kiển soát chặt chẽ sẽ bảo đảm chất lượng tối thiểu cũng như những đặc điểm của rượu. AOC thường chỉ cấp cho các vùng trồng nho lớn như Bordeaux.
Những vùng trồng nho quan trọng:
Bordeaux dùng để gọi các loại rượu sản xuất từ Bordelais, một vùng bao bọc quanh điểm giao giữa Garonne và Dordogne. Với 100. 000 mẫu nho, Bordelaise là một vùng đất nối liền lớn nhất sản xuất rượu chất lượng. Rượu bordeaux phần nhiều được làm từ nhiều loại nho khác nhau hợp lại. Rượu đỏ được làm từ Cabernet Sauvignon, Merlot và Carbernet franc, rượu trắng được làm từ Sémillon, Sauvignon blanc và Muscadelle. Thành phần của từng loại nho sẽ xác định đặc tính riêng của rượu.
La Loire bao gồm bốn vùng trồng nho và sản xuất những loại rượu rất khác nhau. Ðây là vùng cuả rượu Muscadet, một loại rượu nhẹ, ít acid và rất hợp với đồ biển. Trong những năm qua rượu Sancerre trắng trở nên thịnh hành. Loại này được ép từ loại nho Sauvignon blanc như loại rượu Pouilly-Fumé
Vùng Alsace có một vị trí đặc biệt trong các vùng trồng nho của pháp. Cách phân loại rượu ở đây không lệ thuôc vào vùng và nơi sản xuất mà lệ thuộc vào giống nho. Ở đây người ta sản xuất phần nhiều là rượu nho trắng. Bên cạnh loại rươu có tiềng là Edelzwicker và các loại vin de table từ các loại nho Sylvaner, Pinot blanc và Chasselas còn có các loại như Rieslinge, Gewürztraminer và Muscat d´Alsace.
Vùng Burgund luôn cạnh tranh với Bordeaux là vùng nào đang có loại rươu ngon! Ở đây họ chỉ trồng có 4 loai nho: Pinot noir hoặc là Gamay để chế rượu đỏ và Chardonnay hoặc là Aligoté để chế rượu trắng. Năm vùng trồng nho nổi tiếng của Burgund là Chablis, Côte d´Or, Côte Chalonnaise, Mâconnais, và ở miền nam Beaujolais.
Vùng Rhôntal, với chiều dài là 200 km, sản xuất nhiều loại rượu khác biệt vì ảnh hưởng khí hậu trong vùng khác nhau. Rượu Syrah đậm màu được sản xuất tại đây. Loại rượu nổi tiếng là Chateauneuf du Pape được chế từ 13 loại nho đỏ và trắng.
Languedoc Roussillon được gọi là vùng rượu đỏ của Pháp. Trải dài từ đồng bằng sông Rhône dọc theo bờ địa trung hải cho đến dãy núi Pyrenees (dãy núi giữa Pháp và Tây ban nha) thì đây là vùng trồng nho đỏ liên tục lớn nhất thế giới. Bên cạnh những loại rượu rẻ tiền họ còn sản xuất những loại rượu nổi tiếng. Corbières, loại rươu nho đỏ thơm nhiều cồn và nhiều tannin cũng như loại rượu dessert Roussillon nổi tiếng.

Thursday, October 25, 2007

Tết và chuyện bia rượu

Ta lại tiếp tục seri bài về chuyện Tết. Tết này một trong những điểm khác biệt rõ nhất của ta so với Tết năm ngoái đó là bia rượu. Tết này ta không Karaooke, không tụ tập nhậu nhẹt, chỉ uống một ít vào đêm giao thừa cũng mấy người trong khối, còn lại không đụng đến một tí bia rượu nào cả. Có thể mọi người sẽ cho là Tết núc mà như thế thì kém vui đi. Nhưng ta thì lại không thấy thế. Vui chứ, bắn pháo Hoa đêm giao thừa này, chơi điện tử với thằng em này,...và nhiều nhiều điều vui vẻ khác nữa. Tết này ta cảm thấy ý thức được hơn về sức khoẻ, và ta vẫn cứ giữ nguyên suy nghĩ là rượu chẳng có gì gọi là tốt cho cơ thể của mình cả. Ta biết uống rượu, nhưng chưa bao giờ ta thấy rượu ngon cả. Ta sợ những cơn đau dạ dày lắm rồi. Nhưng tất cả những thứ đó chưa phải là nguyên nhân chính cho việc Tết này ta hạn chế bia rượu. Bố ta dạo này lại hút thuốc, hay uống rượu, sức khoẻ của ông giảm sút một cách rõ rệt. Ta, mẹ ta và em trai ta đã nhiều lần thuyết phục bố bỏ thuốc, hạn chế rượu nhưng bố ta vẫn chưa dứt những thứ đó ra được. Ta sợ một ngày nào đó rồi ta cũng sẽ uống nhiều rượu, mà khi có 2 cái đầu nóng vì rượu trong cùng một mái nhà thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra cả. Hơn nữa, nếu ta cũng uống nhiều rượu thì cũng chẳng hi vọng gì thuyết phục được bố ngừng hút thuốc, giảm rượu bia. Ai đó đã nói rằng: Một thằng con trai không thể không biết uống rượu, ừ thì cứ cho nó là đúng đi, không thể không biết uống, nhưng hạn chế uống thì có thể. Còn gì tuyệt vời hơn cho một sự thay đổi khi nó bắt đầu vào mùa xuân phải không nào? Thế nên ta quyết định sẽ hạn chế việc bia rượu tới mức có thể bắt đầu ngay từ Tết này. Và ta nghĩ ta đã làm đúng...

Khai mạc Festival “Câu đối, Hoa và Rượu Tết”

Sáng nay, Festival “Câu đối, Hoa và Rượu Tết” đã chính thức khai mạc tại Trung tâm triển lãm Việt Nam (số 2 Hoa Lư - Vân Hồ - Hà Nội).


Các đơn vị tham gia Festival lần này đều mang đến những đặc sản của mình và có rất nhiều chiêu tiếp thị rất độc đáo. Khung cảnh vui vẻ say sưa được chủ nhân các gian hàng và du khách gần xa thể hiện rất tự nhiên.

Xen lẫn giữa tiếng cụng ly là những làn điệu dân ca ngọt lịm. Các nhân viên nữ của các gian hàng trong trang phục yếm đào khoác áo tứ thân nâng chén mời khách đầy vẻ thân tình.


Cờ người với “quân cờ” là các nam thanh nữ tú mang đầy màu sắc mùa xuân.

Trong triển lãm “Giao Duyên Hồn Chữ Việt”, “ông đồ thời @” Trịnh Tuấn và “người giữ lửa thơ Hàn” Dzũ Kha phải làm việc cật lực để đáp ứng yêu cầu của rất đông đảo những người mộ điệu môn nghệ thuật mới mẻ này.

Thứ trưởng Bộ VHTT Trần Chiến Thắng tại triển lãm "Câu đối, Hoa và Rượu Tết"

Đêm “Văn Hóa Rượu” sẽ diễn ra vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 11/02/2007 , chủ đề chính sẽ là “thức uống của Lưu Linh” và màn trình diễn thư pháp hiện đại, viết đại tự chữ Tửu bằng nghệ thuật giao duyên giữa bút lông và bút lửa trên sân khấu lớn. Tác phẩm này sẽ được hai tác giả Dzũ Kha và Trịnh Tuấn tặng lại cho BTC triển lãm, để xây dựng kế hoạch bán đấu giá gây quỹ từ thiện.

Chương trình sẽ kéo dài từ hôm nay đến 16/02/2007 (tức 29 Tết).

Quốc Ấn

Tết xưa Tản Đà làm quảng cáo - Thọ Cao

Thời xưa, rượu Phông - ten dựa vào thế thực dân cai trị, bán ở khắp ba kỳ . Chai rượu ấy bán dịp Tết cũng chẳng hơn ngày thường, không có nhãn hiệu, mỗi chai vẫn bán 16 xu, bằng gần một yến gạo thời ấy .
Thế mà rượu Văn Điển của ta dám cạnh tranh với rượu Phông - ten . Tên rượu gọi như thế vì công ty cổ phần đóng ở cạnh ga Văn Điển . Còn nhớ chai rượu Tết được trình bày đẹp, nhãn hiệu bốn màu mang hình một cụ già râu tóc bạc phơ, mặc áo gấm xanh, hai tay xách gần chục chai rượu, dáng đi lảo đảo . Và giám đốc công ty nhờ nhà thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu làm cho bốn câu lục bát in ở dưới :

    Ai về đường ấy thì đi
    Ta về Văn Điển công ty với mình
    Có non, có nước hữu tình
    Có người tri kỷ, có bình rượu ngon


Chai rượu Tết cất toàn bằng gạo nếp, ngon hơn rượu Phông - ten bằng cồn, hình thức trình bày hơn hẳn, vẫn giữ giá 14 xu như ngày thường bán rất chạy .

Lại nhớ vào dịp Tết năm 1933, công ty rượu Văn Điển cạnh tranh mạnh hơn, ai mua một chai rượu cũng được biếu một tấm lịch treo in màu . Điều đáng nói là 365 tờ lịch bóc hàng ngày, tờ nào cũng in ở phía dưới bốn câu lục bát đều nói về rượu Văn Điển, nhưng ý khác nhau, đọc không nhàm chán . Xin trích một vài câu:

    Tờ lịch ngày hội đền Hùng :
    Tháng ba lên hội Đền Hùng
    Dâng chén rượu nồng Văn điển chế ra
    Hơi men pha vị sơn hà
    Hỡi ai nhớ tổ tiên nhà hay không ?

    Tờ lịch ngày 30 Tết :
    Mâm cao, cỗ lớn linh đình
    Không rượu Văn Điển cũng hình như không


Người làm thơ in trên lịch tết của công ty rượu Văn điển cũng là Tản Đà, được "com - măng" làm 365 bài thơ ngay từ đầu năm, tới tháng 7 tháng 8 đến lấy, đem đi in . Không rõ được trả bao nhiêu nhuận bút, chỉ biết tết năm ấy nhà thơ được biếu một két rượu, tha hồ thết đãi bạn bè, lai rai cả mùa xuân .

Chưa hết, Tản Đà lại làm tiếp "Bài hát mừng Bắc Kỳ Nam tửu" quảng cáo cho rượu Văn điển, đăng trên báo Phong hóa ra ngày 21 - 9 - 1934 :
"Ta về ta tắm ao ta, Ao ta tắm mát rượu nhà uống ngon . Nghĩ thôi sông cạn đá mòn, Ai hay quốc túy lại còn có say" .

    Nam nhân, Nam tửu
    Người An Nam nay uống rượu An Nam
    Thật tha hồ cất chén với tri âm
    Bõ nhớ vụng, thương thầm bao những lúc
    Chất gạo có say không nhức óc
    Hơi men cùng nhấp lại mềm môi
    Trải tang thương non nước đầy vơi
    Còn chút đó cuộc đời chưa đáng chán
    rót đầy chén uống chơi cho cạn
    Họ nhà tiên nào những họ Lưu Linh
    Yêu nhau một hớp cũng tình .

Tuesday, October 23, 2007

Rượu xuân _ Thơ NGUYỄN NHO KHIÊM

Em rót rượu hồng đào
Đà Nẵng nắng xuân thơm
Rượu hồng và môi đỏ
Cháy thắm chiều cuối năm.

Rượu hồng đào em rót
Sơn Trà xốn xang mây
Nước sông Hàn hóa rượu
Và lòng ai ngất ngây.

Dòng sông yêu xanh chảy
Tóc em dậy hương đồng
Qua bến bồi bến lở
Em gương phố lòng sông!

Anh rót xuân thành rượu
Em rót rượu thành xuân
Đà Nẵng, em và anh
Chung nhau ly rượu mừng!

Rượu Xuân (Nguyễn Bính)

Cao tay nâng chén rượu hồng,
Mừng em, em sắp lấy chồng xuân nay.
Uống đi ! Em uống cho say !
Để trong mơ, sống những ngày xuân qua.
Thấy tình duyên của đôi ta,
đến đây là ... đến đây là ... là thôi !

Em đi dệt mộng cùng người,
Lẻ loi xuân một góc trời riêng anh.

Sunday, October 21, 2007

Biếu nhau chai rượu ngày Tết

Cứ gần đến Tết là tôi lại lo vì nhiều người tin tưởng nhờ đi chọn rượu biếu. Nhớ câu chuyện đùa từ lâu rằng có chai rượu ngoại được người ta biếu nhau thế nào mà đi được một vòng nó lại quay về tay chủ cũ. Câu chuyện đùa khiến ta phải suy nghĩ, đời cứ như thể mắc nợ nhau lòng vòng mãi... Cụ Mai An Tiêm bảo “của biếu là của lo, của cho là của nợ”, vì cụ không chịu nhờ vả mọi người nên bây giờ ta mới có dưa hấu để ăn. Nhưng giá như cụ Mai sáng tạo chế ra rượu dưa hấu để con cháu sau này đem đi biếu nhau chai rượu dưa hấu ngày Tết có khi còn ý nghĩa, sang trọng và an tâm hơn mấy chai rượu ngoại chẳng biết thật giả thế nào bán đầy trên thị trường.

Nỗi khổ của “kẻ dưới”

Làm cấp dưới khổ đủ đường, cả năm đã phải giữ gìn ý tứ rồi đến Tết lại phải “ý tứ” hơn. Người ít tiền lo mua chai rượu vừa phải để biếu sếp cho nó đúng cái “lễ điểm danh” cuối năm. Thường họ chọn những chai đẹp mã, chẳng cần biết uống nó thế nào. Cốt là sếp thấy đẹp, giữ lại bày trong tủ kính qua mấy ngày tết là thành công rồi. Các sếp lo nhớ tên những người đến biếu xén đã là khó rồi chứ làm sao sếp nhớ được là ai biếu gì. Thế nên chọn chai nào càng “độc” càng tốt, độc đây là “độc đáo” chứ không phải rượu độc theo nghĩa đen đâu.

Nhưng cũng có rượu “độc” theo nghĩa đen đấy, đó là rượu rởm. Năm nào quản lý thị trường cũng bắt được cả vài chục vạn chai rượu rởm vào dịp cuối năm và năm nào cũng có người ê mặt vì mua phải rượu rởm đem biếu. Cũng may, các công ty sản xuất rượu, bán rượu đã ngày càng quan tâm hơn đến việc kiểm tra thị trường nên rượu rởm đã ít đi. Tuy nhiên, cũng chưa thể nói hay, bởi các nhà “sản xuất và chế biến” của chúng ta tinh vi khủng khiếp. Gặp nút gỗ ép như R.M thì xiên một phát kim tiêm vài chục phân vào chai rượu, rút 1/3 rượu ra, bơm rượu rẻ tiền vào. Khi uống dễ ai biết? Còn chai rượu có nút kim loại như J.W thì đơn giản hơn nhiều, cả năm thu gom nút nhôm của bartender (10.000-30.000đ/chiếc), cậy nhẹ bằng dùi nhọn thì vẫn còn “nguyên si”, đến cuối năm mới đem ra đậy vào rượu đã qua “chế biến”. Có trời mới biết! May ra chỉ có người uống biết chứ người biếu thì có được...ngửi rượu bao giờ.

Còn người nhiều tiền hơn quan niệm “tiền nào của nấy” cứ chọn những chai rượu đắt tiền cho chắc. Những chai dáng càng lạ thì càng bán chạy. Nhưng họ đâu hiểu quy luật “cung- cầu”: Rượu càng bán chạy lại càng dễ bị làm dởm! Suy cho cùng, lôi theo một người chỉ biết phân biệt vài ba cái nút chai như tôi theo để chọn mua rượu biếu cũng chỉ để giải quyết vấn đề tâm lý mà thôi.

Cái khó của “Người trên”

“Người trên” vừa vừa thì cũng lo lắng không kém gì “kẻ dưới”. Thậm chí còn lo nhiều hơn. Lo vì không biết năm nay được biếu cái gì? Có nhiều không để còn lo biếu tiếp. Biếu tiếp rất khổ vì không “quản lý được chất lượng”, mình có phải người đi mua đâu mà đổi ngang hàng? Thế nên mới có chuyện mang ba chai đổi lấy một chai ngoài chợ, cốt để có được một chai vừa ý đem biếu.

“Người trên” cao hơn cũng vẫn có “người trên” nữa, thế nên họ lại là một cấp trung gian lo “vận chuyển” rượu đi nơi khác. May mắn thì chai rượu cũng có được người uống. Đấy có thể là con cháu hay có khi là bố vợ “người trên”. Những người này thường thưởng thức rượu theo kiểu tiện gì uống nấy. Cốt cho say mấy ngày Tết. Đơn giản vì họ có nhiều rượu để uống quá. Chưa kịp ngửi mùi chai này đã uống hết chai khác. Nhưng cũng là may cho những chai rượu long đong “ba chìm bảy nổi” cũng đến được... người tiêu dùng.

Ai lợi ai hại?

Không nói thì ai cũng biết, nhà sản xuất, nhà phân phối và các cửa hàng bán rượu là có lợi nhất. Các nhà làm rượu rởm, tất nhiên khi chưa bị phát hiện thì cũng lợi quá rồi. Đôi khi người đi mua cũng hưởng lợi, đấy là khi các phu nhân của “bề trên” bán tống bán tháo ra các cửa hàng, gọi là đổi lấy chút tiền “mua củi cho nồi bánh chưng” thì tự nhiên rượu bị phá giá, khách mua nào may mắn thì mua được chai rượu rẻ.

Tết là dịp để các container rượu “chảy tràn” ra phố xá. Tuy nhiên, nếu chúng ta cứ mang rượu biếu đi biếu lại như thế này thì thiệt thòi cho những người kinh doanh rượu quá, mà chưa kể đến vô tình những người đi biếu rượu lại bắt ép cấp trên, cùng con cháu, họ hàng của họ phải uống thứ rượu mà họ không thích.

Biếu rượu cũng như tất cả các nghi lễ khác là một cử chỉ của sự quan tâm, ghi nhớ ân tình trong các mối quan hệ. Nhưng trước khi tặng chúng ta hãy nên tìm hiểu xem người nhận có sở thích gì? Đừng “bắt” họ phải nhận những thứ thuộc về hình thức, cuối cùng tạo ra sự “bắt ép” dây chuyền đầy lãng phí và thiếu ý nghĩa.

Thursday, October 18, 2007

Rượu vang và sức khoẻ

Thỉnh thoảng tôi vẫn có cái thú vui được ngồi uống rượu với anh em văn nghệ sĩ và cựu quân nhân. Các vị này uống rất hào, đúng là “tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu”. Gặp được bạn tâm giao cùng uống, cổ nhân coi ngàn chén còn là ít thì lũ chúng ta có xá gì dăm bảy chai whisky hay cognac mà không cạn hết cho đời lên men!

Tuy nhiên cái lối uống đó rất không nên. Họ khuyến thúc nhau, thi đua nhau uống thật nhiều, thật mau bằng những tiếng dzô, dzô đầy hào hứng. Dzô tức là phải nốc một hơi cạn chén. Uống càng nhiều càng chứng tỏ mình là tay tửu lượng cao, và càng được bạn bè nhìn bằng con mắt thán phục. Uống như thế thì có vẻ giống tác phong của những tay hào khách giang hồ cỡ Kiều Phong hay Lệnh Hồ Xung thật đấy, nhưng rất có hại cho sức khỏe. Cháy gan, lủng bao tử là cái chắc.

Chúng ta biết rằng gan là bộ phận có chức năng gạn lọc và loại trừ những độc tố trong đồ ăn thức uống trước khi chúng thấm nhập vào dòng máu. Nhưng gan cần phải có đủ thì giờ mới có thể làm được công việc đó một cách hữu hiệu. Nếu ta uống rượu từ từ, vừa uống vừa nhấm nháp hương thơm vị đượm của ly rượu một cách khoan thai, nhất là có kèm theo một vài món ăn, thì chất alcohol trong rượu vừa ngấm vào cơ thể là đã được buồng gan đốt đi phần lớn. Lượng alcohol còn lại chỉ vừa đủ để làm ta say một cách nhẹ nhàng thoải mái. Tửu hứng vừa đủ như vậy sẽ cho ta cảm giác lâng lâng thích thú, sảng khoái yêu đời, câu chuyện tán dóc với bạn bè cũng trở thành ý nhị đậm đà hơn.

Trái lại, nếu ta dzô dzô một lúc dăm bảy ly rượu mạnh đại khái như cognac, whisky hay bourbon, loại nào cũng có nồng độ alcohol từ 80 đến 90 độ proof, tức khoảng 40% hoặc 45% cồn nguyên chất, ta sẽ cảm thấy trời đất quay cuồng, mặt mày choáng váng, nôn nao khó chịu. Lý do là vì gan đốt không kịp nên một khối lượng rượu quá lớn thâm nhập được vào dòng của máu ta rồi tác động lên não bộ, khiến cho ta không còn tỉnh táo nữa. Khi lượng ruợu trong máu lên tới mức 0.1 thì những khả năng trí tuệ như nhận thức, suy luận, phán đoán, phân tích v.v... đều bị lệch lạc hoặc suy giảm. Nếu ta lái xe vào lúc đó, ta sẽ rất dễ gây tai nạn. Chính vì vậy mà luật lệ ở hầu khắp các tiểu bang trên nước Mỹ đều quy định rằng nếu một người lái xe bị cảnh sát chận lại và khám phá thấy là lượng rượu trong máu của người đó lên tới mức 0.08 thì không cần biết khả năng trí tuệ có suy giảm hay không, người đó vẫn bị kết án về tội say rượu lái xe và có thể bị rút bằng lái.

Khổ một nỗi là trong những bữa nhậu của đám anh em “hào khách giang hồ”, chúng ta thường có khuynh hướng uống cho đã, rồi lại còn thách đố nhau cạn hết ly này đến chén khác để xem tửu lượng ai cao hơn. Vào những dịp được anh em rủ rê uống thi đua như vậy, tôi thường tuyên bố thua cuộc ngay từ lúc mới bắt đầu. Tôi vẫn phải mượn mấy câu thơ của cụ Nguyễn Khuyến để tự mô tả cái tửu lượng yếu kém của mình:

Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy
Ðộ dăm ba chén đã say nhè !

Thực ra, theo quan niệm của tôi thì chúng ta uống rượu phần chính là để thưởng thức hương vị thơm ngon của rượu chứ không bao giờ nên uống cho say nhè. Uống mà đến nỗi không còn phân biệt được rượu ngon hay rượu dở, nốc ly ruợu vào chỉ cảm thấy đắng ngắt trong miệng, sáng hôm sau thức dậy vẫn còn bị đầu nhức mắt hoa, ngây ngất khó chịu cả ngày thì còn gì là thú vị nữa!

May mắn thay, cái khuynh hướng chung ở nước Mỹ này cũng như trong giới “hào khách giang hồ” của chúng ta trong vòng vài chục năm qua là giảm bớt mức tiêu thụ rượu mạnh và chuyển sang thưởng thức rượu vang. Mới đây, nhân một chuyến đi thăm các nhà làm rượu nổi tiếng tại Napa Valley rồi tình cờ ghé lại tiệm Quảng Ðà ở San Jose vào một buổi tối, tôi đã rất vui khi được gặp lại mấy người bạn cũ ở đó sau nhiều năm xa cách. Ðiều khiến tôi vừa ngạc nhiên vừa thích thú là thấy các vị này đang quây quần nhậu nhẹt bên mấy chai vang đỏ chứ không phải Cognac hay Whisky như thông lệ. Họ kéo ngay tôi vào bàn tiệc rót rượu mời uống và ca ngợi rượu vang California hồi này ngon không kém gì rượu Pháp.

Ðây là một sự kiện rất đáng mừng bởi vì rượu vang là một thứ đồ uống tuyệt hảo, thơm ngon, đậm đà mà lại nhẹ nhàng bổ ích cho cơ thể. Lượng alcohol của nó chỉ vào khoảng từ 11% cho đến 14%, so với rượu mạnh là từ 40% cho đến 45%. Do đó, nếu ta có vui bạn vui bè mà quá chén nhậu hết nửa chai rượu vang thì cũng không đến nỗi say lắm, nhưng nốc vào nửa chai ruợu mạnh thì tai hại là cái chắc.

Rượu vang - nếu uống một cách điều độ, vừa phải, tức là không quá 3 ly cỡ 4 ounces cho đàn ông và 2 ly cho đàn bà mỗi ngày, lại còn có lợi cho sức khỏe của ta nữa. Ký giả truyền hình nổi tiếng Morley Safer, người phụ trách chương trình 60 Minutes được rất nhiều khán giả theo dõi trên đài CBS, nhân một chuyến đi nghỉ hè ở miền núi Pyrenees bên Pháp vào năm 1991, đã quan sát thấy một hiện tượng nghịch lý mà ông gọi là “The French Paradox”. Ông nhận thấy là dân chúng địa phương - phần lớn sống bằng nghề chăn nuôi gà vịt và sản xuất foie gras, tức là gan béo lấy từ những con vịt hoặc con ngỗng được nuôi cho thật mập nên thức ăn hằng ngày của họ cũng chứa rất nhiều chất béo, chất cholesterol. Những thứ này một khi được đưa vào cơ thể thì dễ đọng lại trong các mạch máu, làm tắc nghẽn sự tuần hoàn của máu và gây ra rất nhiều chứng bệnh về tim mạch, đôi khi đưa tới những cơn đột quỵ.

Mở rộng tầm quan sát ra xa hơn nữa, Morley Safer thấy rằng dân chúng Pháp nói chung tiêu thụ rất nhiều bơ, sữa, fromage, paté, saucisse, thịt mỡ, v.v.. Khối lượng chất béo xấu, thuộc loại saturated fat mà họ ăn vào bụng nhiều gấp 3 lần khối lượng tiêu thụ ở Mỹ. Ấy thế mà tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch và chết vì đột quỵ ở Pháp lại chỉ bằng 1/3 so với dân Mỹ. Tại sao lại có tình trạng nghịch lý như vậy?

Vốn là một ký giả chuyên điều tra những chuyện ly kỳ bí ẩn, Morley Safer bèn mở cuộc nghiên cứu để tìm hiểu xem nguyên nhân nào đã giúp cho dân Pháp sống khỏe mạnh và sống lâu là đằng khác bất chấp những đồ ăn độc hại đó. Sau khi tham khảo ý kiến của các nhà dinh dưỡng, các bác sĩ chuyên về tim mạch, và thâu thập các dữ kiện về lối sống cũng như chế độ ăn uống của dân chúng ở cả 2 nước, ký giả Safer báo cáo trong một chương trình 60 Minutes vào tháng 11 năm 1991 rằng ngoài một vài nguyên nhân phụ như dân Pháp vận động nhiều hơn, ít ngồi một chỗ coi TV hơn, thì nguyên nhân chính là vì dân Pháp uống rượu vang một cách thường xuyên và đều đặn, nhất là rượu vang đỏ.

Kể từ hồi đó, các chuyên gia nghiên cứu của những cơ sở có uy tín như trường đại học Harvard, trường đại học Johns Hopkins, v.v... tiếp tục đưa ra thêm nhiều kết quả mới, chứng tỏ sự liên hệ giữa việc uống rượu vang vừa phải và những lợi ích cho sức khỏe. Chẳng hạn, họ tìm thấy rằng những người uống ruợu vang đều đặn từ 1 đến 6 ly mỗi tuần lễ được giảm bớt nguy cơ bị lên cơn đau tim đến 25%, và giảm bớt nguy cơ bị đột quỵ đến 34% so với những người không uống ruợu. Họ cũng thấy rằng các hợp chất trong rượu vang như phenolic compounds, flavonoids, tannin... là những chất anti-oxidants có khả năng chống lão hóa. Các hóa chất khác trong rượu vang có thể đưa tới việc chữa trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt, làm chậm bớt sự chai cứng động mạch và giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường.

Trong cuộc Hội Nghị Quốc Tế lần thứ nhì về mối liên hệ giữa ruợu vang và sức khỏe của hệ thống tim mạch, với sự tham dự của gần 150 bác sĩ và chuyên gia nghiên cứu từ nhiều nước khác nhau trên thế giới, được diễn ra trong 4 ngày tại Nam California hồi tháng 2 năm 2004, một thông điệp chung đã được đưa ra, đó là: “Các y sĩ nên bắt đầu phổ biến cho công chúng biết rằng việc uống rượu vang vừa phải và đều đặn có thể đem lại những lợi ích lớn lao cho sức khỏe.” Họ nêu ra một loạt những công trình thử nghiệm trong vòng mười mấy năm qua, mà kết quả đã chứng tỏ là uống rượu vang một cách điều độ có thể giúp ngăn chặn được những cơn đột quỵ, giảm bớt nguy cơ bị một số bệnh ung thư và nhiều chứng bệnh khác, đặc biệt là bệnh về tim mạch.

Ông Tedd Goldfinger, giám đốc Sáng Hội Vùng Sa Mạc Bảo Vệ Sức Khỏe Của Trái Tim (The Desert Heart Foundation) ở Tucson, Arizona nói: “Hiện có một sự bột phát các cuộc khảo cứu mới, cho thấy những ích lợi được chứng minh rõ rệt của rượu vang. Các bác sĩ cần phải thông báo những điều này cho bệnh nhân của họ được biết.” Vào cuối cuộc hội nghị, bác sĩ Donald Thomas, một chuyên gia về bệnh suyễn và đường hô hấp ở Maryland, cho biết: “Với những kết quả vừa được công bố, tôi sẽ cảm thấy vững tâm thoải mái hơn khi khuyến nghị các bệnh nhân của tôi nên uống rượu vang một cách vừa phải và đều đặn.”

Nếu liệt kê ra đây tất cả những cuộc nghiên cứu của các học viện có uy tín, chứng tỏ sự lợi ích cho sức khỏe do rượu vang đem lại thì bài viết này sẽ dài quá cỡ. Ðể kết luận, ta chỉ cần nhớ rằng nếu ta thay đổi lối uống từ kiểu thi đua dzô dzô những ly rượu mạnh sang việc thưởng thức một vài ly rượu vang cùng với món ăn thích hợp trong những bữa tiệc vui với bằng hữu, ta sẽ gia tăng được sự thích thú và đồng thời còn có triển vọng ngăn ngừa bệnh tật và thăng tiến sức khỏe cho mình.

Lê Văn, Certified Specialist of Wine

Khai trương nhà máy sản xuất rượu nho cao cấp tại Việt Nam

Chiều 10.1, tại thành phố Đà Lạt, Công ty cổ phần Rượu - Bia nước giải khát Đà Lạt ( Dalat Beco ) đã khai trương nhà máy sản xuất rượu nho với công suất 1 triệu lít/năm. Đây là dự án liên doanh giữa Dalat Beco và Công ty SECA - Delacote (Cộng hòa Pháp ) để sản xuất rượu nho cao cấp tại Việt Nam.

Nhà máy được xây dựng với tổng kinh phí gần 5 tỷ đồng, trên khuôn viên rộng 8.700 m2 tại phường 11, thành phố Đà Lạt. Tại lễ khai trương, trước sự chứng kiến của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và Thị trưởng thành phố Avignon (tỉnh Vaucluse, Pháp ), Công ty SECA - Dalacote và Dalat Beco đã ký kết hợp tác liên doanh với mục tiêu sản xuất rượu nho cao cấp công suất 1 triệu lít/năm và sẽ được nâng lên 3 triệu lít/năm trong những năm tiếp theo.

Với công suất thiết kế nói trên, nhà máy sản xuất rượu nho cao cấp Việt - Pháp sẽ là nơi tiêu thụ một sản lượng nguyên liệu nho lớn cho vùng chuyên canh nho các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận của Việt Nam.

PV (Theo TTXVN)

Rượu nào ly đấy

Chọn ly phù hợp với đồ uống là điều rất quan trọng. Hình dáng, độ rộng là những tiêu chuẩn quan trọng trong quá trình chọn ly. Những người khách sẽ hết sức ngạc nhiên khi được thưởng thức đồ uống trong những chiếc ly thích hợp, ấn tượng của bạn.

Ly uống vang đỏ: Ly uống rượu vang đỏ (Merlot, Aria, Rossi Giovanni, Carbemet, Aria Vini Rossi) phải là ly có chân cao, thân tròn to và rộng để cảm nhận được hương rượu vang đủ đậm và phảng phất.



Ly uống vang trắng: Ly uống vang trắng (Barvera, Nebbiolo, Brunello), có hình phình ra chân cao, thân cao, miệng ly khum lại để uống chậm. Nhờ thân ly dài nên khi uống cảm nhận được hương rượu thơm và để ly tạo hình ảnh thanh thoát, đẹp mắt.



Ly uống Sâm-panh: Thích nhất là dùng những ly trong suốt để có thể nhìn thấy bọt và mầu sắc của rượu. Theo chuyên gia nên chọn ly có chân hình tulip mà miệng của chúng uốn cong vào phía trong vì ly như thế mới giữ được tốt nhất những bọt nhỏ ly ti của rượu. Nếu miệng ly loe ra hương thơm của rượu sẽ nhanh bị hả. Sâm-panh thường được rót 2/3 ly. Bạn nên rửa thật sạch và lau thật khô trước khi dùng, nếu không nước sẽ làm mất nhiều bọt của rượu.



Ly uống rượu mạnh: Ly uống rượu mạnh (Cognac, Brandy) là những ly nhỏ chân thấp, bụng phình ra miệng chúm lại hoặc ly không chân.



Ly uống nước, cocktail, rượu trái cây ngọt: Loại ly thích hợp cho các đồ uống này thường có chân ngắn, thân dài ra rộng, miệng rộng ngang bằng chân ly. Hoặc dùng loại không chân, thân ngắn, bụng phình rộng ra, miệng rộng.



Tuỳ từng ý thích mà bạn chọn khích thước, mầu sắc và chất liệu để hoàn thiện hơn nghệ thuật uống của gia đình mình.

Johnnie Walker – Thương hiệu rượu hàng đầu trên toàn thế giới

Không có một công ty chưng cất và pha chế rượu Scotch Whisky nào trên thế giới có được sự phát triển liên tục và thuận lợi như Johnnie Walker. Từ một cửa hiệu nhỏ ở Kilmarnock nằm ở phía tây Xcốt-len, công ty đã phát triển việc kinh doanh ra toàn cầu, trở thành công ty kinh doanh Scotch Whisky lớn nhất thế giới và vẫn giữ đuợc vị thế đó cho đến tận ngày hôm nay.

THỊ TRƯỜNG

Johnnie Walker là công ty kinh doanh rượu Scotch Whisky lớn nhất hành tinh, có mặt trên 200 thị trường thế giới.

Tại Úc, Johnnie Walker nhãn đỏ là thương hiệu rượu mạnh đứng hàng thứ 3 và là thương hiệu rượu whisky Scốt-len hàng đầu trên thị trường.

THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

Johnnie Walker nhãn đỏ Red Label

Năm 1933, khi việc kinh doanh rượu nhãn đỏ Red Label của Johnnie Walker đang trên đà phát triển thì công ty nhận được giấy phép cung cấp rượu Scotch Whisky cho vua George V và kể từ đó công ty trở thành nhà cung cấp rượu Scotch Whisky chính thức cho gia đình Hoàng Gia Anh Quốc.

Tại cuộc thi rượu mạnh và rượu vang quốc tế, Johnnie Walker đã đoạt được một số huy chương vàng dành cho hạng mục rượu Scotch Whisky. Thương hiệu Johnnie Walker cũng nhận được huy chương vàng và huy chuơng đặc biệt tại cuộc thi Selection Awards thế giới.

Năm 1996, IWSC tặng cho Johnnie Walker danh hiệu “Nhà chưng cất rượu hàng đầu thế giới”.

Johnnie Walker nhãn đen Black Label

Tại cuộc thi Selection Awards thế giới năm 1994, Black Label giành được huy chương đặc biệt và cùng năm đó, nhãn hiệu này cũng được IWSC tặng huy chuơng vàng đồng thời giành luôn danh hiệu nhà chưng cất rượu ngon nhất dành cho rượu Blended Whisky (whisky đã được pha chế). Đến năm 1996, Black Label lại đoạt được huy chương vàng dành cho rượu cao cấp Best Deluxe Scotch Whisky.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Từ một cửa hàng tạp hoá nhỏ ở phố người Xcốt-len thuộc Kilmarnock, chỉ trong vòng khoảng hơn 175 năm, công ty đã phát triển việc kinh doanh của mình ra toàn thế giới. Việc thành lập và phát triển công ty được đặt ra khi John Walker - cậu chủ trẻ tuổi của cửa hiệu - bắt đầu thử nghiệm pha trộn các loại rượu Whisky có nguồn gốc từ ngô với mạch nha trong phòng tối.

Không có một công ty chưng cất và pha chế rượu Scotch Whisky nào trên thế giới có được sự phát triển liên tục và thuận lợi như Johnnie Walker. Từ một cửa hiệu nhỏ ở Kilmarnock nằm ở phía tây Xcốt-len, công ty đã phát triển việc kinh doanh ra toàn cầu, trở thành công ty kinh doanh Scotch Whisky lớn nhất thế giới và công ty vẫn giữ đuợc vị thế đó cho đến tận ngày hôm nay. Johnnie Walker Red Label là thuơng hiệu đầu tiên được phát triển ra khắp toàn cầu, có mặt trên 120 thị trường thế giới trong chiến tranh thế giới lần 1.

George and Alexander Walker đã nhận ra cơ hội phát triển thương hiệu trong thị trường rượu scotch whisky thế giới. George Paterson Walker, nguời chịu trách nhiệm tiếp thị và anh trai của ông Alexander, nhà thiên tài trong việc pha chế rượu, đã nhận ra rằng những loại rượu đã được pha chế trước đó điều quá nặng và khó uống, khó có thể ưa chuộng rộng rãi, cho nên thị hiếu thị truờng cần có một loại rượu Whisky nhẹ hơn dành cho những nguời vừa mới tập làm quen Whisky.

Và kết quả là Johnnie Walker Red Label ra đời năm 1909. Từ loại rượu Whisky Old Highland được yêu thích trong thời cha của ông (được tung ra vào năm 1820), Alexander Walker đã phát triển thành những loại rượu Whisky có nồng độ và hương vị rất đa dạng, phong phú. Đây chính là rượu Whisky dành cho thế kỷ mới, được tiếp thị rộng rãi trên toàn thế giới. Lần đầu tiên một loại rượu mang thương hiệu “Johnnie Walker” ra đời. Họ đặt tên cho loại rượu pha mới là Johnnie Walker Red Label và nó nhanh chóng trở thành loại whisky được yêu chuộng trên khắp thế giới.

Những loại rượu whisky của Johnnie Walker với những công thức pha chế đặc biệt đã được đón nhận và đã giành được rất nhiều huy chương, giải thưởng tại những cuộc thi quốc tế trong hơn 120 năm qua. Công ty cũng tự hào là nhà cung cấp rượu whisky cho hoàng gia Anh từ năm 1933 đến giờ. Hình ảnh biểu tượng của Johnnie Walker Striding Man (người đàn ông đang bước về phía trước với những bước đi dài) được hoạ sĩ biếm Tom Browne vẽ vào năm 1909 đã trở thành một hình ảnh tuyệt vời được toàn thế giới công nhận và là hiện thân của loại rượu mạnh dành cho cả thế giới.

Khi những nhãn hiệu mới ra đời năm 1909, anh em nhà Walker quyết định tạo ra một bộ mặt mới cho thương hiệu Walker.

Năm 1920, Walker trở thành một trong 3 công ty whisky hàng đầu trên thế giới đặc biệt là Red Label. Và cùng với Red Label, Black Label cũng được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.

Nhãn hiệu Johnnie Walker Black Label đã được ra đời cách đây hơn 125 năm. Để trở thành một công ty nổi tiếng và luôn giữ được vị thế của mình qua thời gian, người sáng lập chắc hẳn phải là một người rất kiên định. Johnnie Walker Black Label được thành lập năm 1920 bởi Alexander Walker I. Triết lý của ông nằm trong câu nói “to make our whisky of such quality that nothing in the market shall come before it.” (làm ra rượu whisky chất lượng mà không có loại rượu nào khác có thể sánh kịp).

Úc là một trong những thị trường đầu tiên và lớn nhất ở nước ngoài của Johnnie Walker. Chính Alexander Walker là người đầu tiên mang Scotch Whisky đến Úc bằng tàu thuỷ. Năm 1867, ông đăng ký độc quyền thương hiệu Old Highland Whisky và nó nhanh chóng trở quen thuộc ở cả những nơi xa xôi nhất của nước Anh. Thươnghiệu này có ý nghĩa đặc biệt khi nhắc nhở cho những kiều bào Scot ở Úc nhớ về quê hương xứ sở của mình.

Để giữ vững mối quan hệ lâu dài với thị trường Úc, Johnnie Walker luôn tìm cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng vì vậy cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi người dân Úc bảo rằng rượu Whisky ưa thích của họ chính là Johnnie Walker. Đó là lý do tại sao Johnnie Walker Scotch Whisky ngày nay vừa có hương vị truyền thống của Red Label vừa có hương vị cola tuyệt hảo và đuợc đóng trong lon hoặc chai.

SẢN PHẨM

Johnnie Walker Red Label được cả thế giới công nhận là nhãn hiệu scotch whisky cổ điển có giá trị cao với chai hình vuông. Hình ảnh Striding Man cũng được công nhận là biểu tuợng về chất lượng của Scotch Whisky trên toàn thế giới.

Trên thế giới, thương hiệu Johnnie Walker được giới chuyên môn thừa nhận là loại rượu có chất lượng tốt nhất.

Khi người tiêu dùng ở châu Âu, Mỹ và Nhật dùng thử những loại whisky đã được bóc nhãn, rượu của Johnnie Walker đuợc người tiêu dùng yêu chuộng hơn hẳn những đối thủ cạnh tranh bởi hương vị đặc trưng của nó. Whisky mạch nha Cardhu là sản phẩm chủ lực trong dòng whisky pha Red Label mang hương mạch nha, ngọt ngào, dễ uống. Anh em nhà Walker coi đây là sản phẩn quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và họ đã mua nhà máy chưng cất loại rượu này năm1893.

Johnnie Walker Black Label là nhãn hiệu Whisky cao cấp rất được yêu thích. Những loại whisky mang nhãn Johnnie Walker Black Label đều có thể được bảo đảm có tuổi thọ ít nhất 12 năm thậm chí lâu hơn. Điều đó có nghĩa là để tạo ra được loại rượu tuyệt hảo này công ty đã phải mất gần 2 thập kỷ, một kế hoạch chu toàn.

Pha chế không phải là ngành khoa học đòi hỏi tính chính xác mà à một nghệ thuật. Nó đòi hỏi người pha chế phải có một trí nhớ tuyệt vời về hương vị của các loại whisky mà anh ta định sử dụng vì thế tài sản lớn nhất của người pha chế chính là cái mũi. Mỗi loại whisky phải được ngửi ít nhất 6 lần, bắt đầu từ trước khi nó được cho vào thùng chưng cất đến lúc kết thúc khi sản phẩm pha chế được đóng chai.

NHỮNG PHÁT TRIỂN GẦN ĐÂY

Hai hương vị được yêu thích nhất trên thế giới vừa được pha trộn lại với nhau để tạo ra một loại thức uống có hương vị tươi mát và tăng cường sức khỏe. Đó là Johnnie Walker Red Label & Cola. Nồng độ đặc biệt và hương vị tuyệt vời được bổ sung bởi loại cola khô thượng hạng và kết quả đã tạo ra được một loại whisky thơm hơn ngon hơn tất cả những sản phẩm whisky đã được pha chế trước kia.

KHUYẾN THỊ

Johnnie Walker Black Label và môn thể thao Golf cùng bắt tay hợp tác với nhau và địa hình núi không chỉ làm cho Highlands trở thành nơi lý tưởng để tạo nên những sân golf mà nơi đây còn có những trận mưa rào cung cấp cho Scotch Whisky nguồn nước tinh khiết. Mối quan hệ dần được hình thành giữa golf và Scotch. Alexander Walker và con trai ông, ngài Alexander đều là những người yêu thích golf. Họ chơi ở câu lạc bộ golf hoàng gia Troon nằm cách nhà chưa đầy 50 mét, nơi Alexander Walker tiếp đón những tay golf cừ khôi nhất. Chính sự nhiệt tình này đã dẫn đến mối quan hệ giữa Black Label với golf và ngày nay, Black Label trở thành nhà tài trợ cho môn thể thao này trên khắp thế giới cả giải nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp.

Trong PGA European Tour và Johnnie Walker Classic được tổ chức ở Châu Á, những vận động viên luôn luôn nỗ lực để đạt được thành tích mới, giành được nhữg giải thuởng như Johnnie Waker Tour Course Record Award, Johnnie Walker Player hàng tháng và giải đấu của năm.

Người ta kể rằng trong những ngày lạnh đầy gió, Alexander Walker rất thông cảm với những người chơi golf và khuyến khích họ hoàn thành 18 lỗ golf bằng 1 ly whisky Scotch ấm áp ở cuối buổi tập. Ngày nay, truyền thống này được duy trì ở nơi mà những tay golf gọi nôm na là “ lỗ thứ 19” - quầy rượu của câu lạc bộ, nơi dành cho những người bạn cùng thưởng thức Johnnie Walker Black Label.

GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU

Johnnie Walker Red Label là loại whisky bán chạy nhất thị trường Úc và là thương hiệu rượu mạnh đứng vị trí thứ 3 trên thế giới. Nhãn hiệu và biểu tượng Striding Man được công nhận là những biểu tượng nổi tiếng trên toàn cầu và được đăng ký sở hữu trên thị trường trước cả McDonald’s, Nike và Coca-Cola.

Những dòng sản phẩm whisky của gia đình Johnnie Walker cùng nhau chia sẻ giá trị của sự phát triển, tiếp tục đứng vững và ngày càng lớn mạnh. Những giá trị đó được mang đến bởi những điều cốt lõi như kiểu dáng sản phẩm, thương hiệu Johnnie Walker, và biểu tượng Striding Man. Chính những điều đó cũng góp phần không nhỏ trong việc giúp thương hiệu Johnnie Walker giữ vững được vị trí hàng đầu trên toàn thế giới.

NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ THƯƠNG HIỆU JOHNNIE WALKER

· Johnnie Walker bán được 11 triệu chai whisky mỗi năm đủ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn thế giới.

· Biểu tượng Striding Man - một trong những bức tranh quảng cáo được cả thế giới công nhận được ra đời trong hoàn cảnh rất đặc biệt: Johnnie Walker đã mời một hoạ sĩ biếm họa dùng bữa trưa, uống rượu, sau đó yêu cầu ông ta vẽ cho một bức tranh biểu tượng cho thương hiệu ở mặt sau của tờ thực đơn.

· Winston Churchill, một nhân vật rất am hiểu về Scotch Whisky, một họa sĩ tài hoa, đã hoàn thành bức tranh sơn dầu ‘Bottlescape’. Bức tranh có nguồn cảm hứng từ rượu Scotch Whisky Black Label.

Nguồn superbrand (được sưu tầm bởi LANTABRAND)

Nhà pha chế rượu bậc thầy Chivas Brothers thăm VN

Vui vẻ, dễ gần và có khả năng hùng biện, Colin Scott là bậc thầy về pha chế rượu và đã có kinh nghiệm pha chế Chivas Brothers trong hơn 30 năm. Ông là người bảo đảm chất lượng và hương vị nổi tiếng của thương hiệu Chivas Regal. Ông cũng là người tạo ra Chivas Regal 18 Year Old “Gold Signature”.


Lần đầu tiên, Colin Scott đến thăm Việt Nam để giới thiệu về những đam mê đã tạo nên huyền thoại và chia sẻ những trải nghiệm mới về vị giác. Đây cũng là dịp ông gặp gỡ báo chí và doanh nhân tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và cùng thưởng thức Chivas Regal đậm đà hương vị mạch nha hòa cùng hương sôcôla đắng dịu nhẹ.

Công việc của một nhà pha chế rượu đòi hỏi cùng lúc phải có tính sáng tạo, nghệ thuật và kỹ thuật. Đó phải là người có năng lực sử dụng được lợi thế của khứu giác và vị giác kinh nghiệm và trí nhớ để đánh giá và nhận biết các loại rượu mỗi ngày và đồng thời hiểu được tác dụng của việc tương tác nhiều hương vị rượu khác nhau. Mỗi tuần, Colin dùng mũi để nhận biết các loại thức uống mới dành riêng cho Chivas Regal sau này để đảm bảo chất lượng và đặc tính của chúng đều đạt tiêu chuẩn chấp nhận. Ông còn quản lý các loại rượu đã đến tuổi trong hầm rượu khổng lồ của Chivas Brothers ở tất cả các khâu cho đến công đoạn pha chế cuối cùng.

Do vậy, Colin hiểu được tất cả các đặc tính của từng loại rượu – cách nấu của từng loại và đặc tính mà rượu đó sẽ có được trong 12, 18 hoặc thậm chí 40 năm sau tùy vào loại thùng chứa mà chúng được ủ. Ông sẽ dự đoán loại rượu nào sẽ thích hợp cho Chivas Regal và quan trọng hơn là khi nào chúng có thể sẵn sàng phục vụ.

Với 30 năm trong nghề, Colin đang tiếp nối truyền thống gia đình. Ông nội và bố của Colin đã cống hiến cả cuộc đời mình cho ngành công nghiệp whisky Scotch, có nghĩa là có đến gần 100 năm chế biến whisky trong gia đình Scott này.

Chivas thành công nhờ vào chất lượng của sản phẩm và sự nhất quán trong quan điểm của Colin Scott: “Người uống whisky trên thế giới có thể cảm nhận được sự êm dịu và hương vị thức uống tăng lên trong khi nhấp nháp. Tôi tin rằng các cung bậc hương vị khác nhau có sức hấp dẫn nhiều hơn là một hương vị”. Thách thức lớn nhất của nhà pha chế rượu này là – nấu chảy một dãy mạch nha để tạo nên hỗn hợp ngọt ngào và đậm đà.

Tạo nên một kiệt tác

Ông Colin Scott cho biết: “Phải có kinh nghiệm, cảm hứng và lòng kiên nhẫn mới tạo nên loại whisky hảo hạng. Khi tôi chọn các thùng chứa Chivas Regal 18 “Gold Signature” làm bằng tay, tất cả những gì mà tôi mong muốn là tạo ra một hỗn hợp đậm đà khác biệt. Kết quả thật là độc đáo và vì thế tôi thật sự tự hào khi viết chữ cái đầu và ký tên mình trên mỗi chai Chivas Regal.”

Chiếc mũi cho sự hoàn hảo

Công việc của nhà pha chế rượu là sử dụng sự sáng tạo mang đầy tính nghệ thuật và kỹ thuật cùng lúc. Phải có khả năng sử dụng lợi thế của khứu giác và vị giác, kinh nghiệm và trí nhớ để đánh giá và nhận biết các loại whisky hàng ngày và biết rõ các loại whisky này tương tác với nhau như thế nào. Colin giải thích: “Khi đánh giá một mẫu thử, bạn nhận thức rằng bạn là người phải ra quyết định. Bạn không được sợ hãi. Đó không đơn thuần là việc bạn có muốn hay không. Cũng không có từ “có thể” khi bạn quyết định tạo nên một loại hỗn hợp Chivas nào đó”.

Colin nắm bắt tất cả đặc điểm của từng loại whisky và kiến thức này đóng vai trò rất quan trọng khi tạo ra Chivas Regal 18 năm – một hỗn hợp mới với thời gian chưng cất khá lâu.

Điểm cơ bản của Whisky

Colin Scott không nói rõ nhưng chúng ta cũng hiểu được rằng ông luôn không ngừng suy nghĩ về whisky và các lọai hương vị một phần là do ông được trưởng thành trong một gia đình có truyền thống làm rượu lâu đời. Khi còn là một cậu bé ở Orkney Islands, Colin thường nghe người lớn nói về việc làm rượu whisky. Niềm đam mê về làm rượu whisky đã sớm phát triển trong ông và ông đã đi làm tại một một xưởng chưng cất rượu . Colin nói: “Bí quyết đi đến thành công của nhà pha chế rượu là lòng đam mê, sự cống hiến và dĩ nhiên là có cả chiếc mũi có khả năng phân biệt được mùi để nhận biết những hương vị khác nhau của rượu whisky. Trở thành nhà pha chế whisky bậc thầy là một thử thách và tôi rất thích thú khi học hỏi được nhiều từ những thách thức đó”.

Truyền thống của các nhà pha chế rượu bậc thầy

Nhóm các nhà pha chế rượu Chivas Brothers’ được hình thành từ khi James và John Chivas tạo ra loại whisky hỗn hợp đầu tiên. Với việc tạo ra Chivas Regal 18 vào năm 1997, Colin đã trở thành mắt xích mới nhất, kết nối ông với Charles Howard - người đã tạo ra Chivas Regal đầu tiên vào năm 1909, và James Chivas - người đã tạo ra Royal Glen Dee (hỗn hợp hảo hạng đầu tiên) vào hơn nửa thế kỷ trước.

Với Colin, việc giữ gìn truyền thống này là rất quan trọng: “Bạn không thể sản xuất Chivas Regal hoặc tạo ra sản phẩm mới trừ khi bạn am hiểu truyền thống Chivas Regal. Nền tảng của triết lý dựa này có được nhờ vào phong cách hỗn hợp whisky Scotch được tạo bởi Chivas Brothers vào thế kỷ thứ 19”.

Vì thế, nhà pha chế rượu bậc thầy Colin Scott thừa kế phong cách Chivas Regal mà Jame và John Chivas đã khởi xướng. Ông kết luận: “Tôi tin rằng Chivas Regal 18 Gold Signature là một sản phẩm xứng đáng của truyền thống này. Tôi xem đây là đặc quyền và vinh dự khi được tiếp cận tinh hoa của Chivas Brothers và kinh nghiệm làm các loại whisky với những hương vị đặc biệt được lựa chọn một cách thủ công”.

Theo Hà Nội mới

Phương pháp sản xuất whisky

Phương pháp chung

Các phương pháp sản xuất Whisky khác nhau rất nhiều, nhưng có một điều mà tất cả các phương pháp đều cùng chung đó là trước tiên ngũ cốc được xay thành hạt tấm và được trộn với nước ấm trong thùng kín (mash tun). Qua đó tinh bột được hóa đường. Tiếp theo đó nước mạch nha được trộn với men trong một thùng lên men (wash back hay fermenters) và được lên men.

Chất lỏng phát sinh có khoảng 5% đến 10% rượu, được gọi là wash, ale hay distiller's beer và quả thật là gợi nhớ đến bia. Trong các thiết bị chuyên môn, chất lỏng này được chưng cất nhiều lần. Hơi phát sinh (rượu, chất tạo hương vị) được ngưng tụ (new make). Sau khi được pha loãng với một ít nước, new make được trữ trong thùng gỗ nhiều năm. Mỗi năm có vào khoảng 2,5% rượu bốc hơi ra khỏi các thùng gỗ đã được đóng kín, được gọi là phần của thiên thần (angels share hay angels'dram). Sau quá trình này thường thì Whisky được pha trộn (blend), làm loãng, lọc (ở loại Whisky đặc biệt thì được bỏ qua giai đoạn này) và đóng vào chai.

Các phương pháp đặc biệt

Để sản xuất loại Malt-Whisky, lúa mạch được chế biến thành mạch nha bằng cách làm cho ẩm và cho nẩy mầm. Nhờ vậy enzyme được tạo thành và tạo khả năng hóa đường tinh bột sau đó. Sau 5 đến 8 ngày mạch nha xanh được hong khô. Tại Scotland người ta dùng một loại lò cổ truyền (kiln) và đốt một lượng than bùn nhất định trong lò. Việc này mang lại hương khói đặc trưng của một số Whisky Scotland. Mặc dầu là phương pháp này vẫn còn được sử dụng lác đác, việc gây mạch nha ngày nay được tiến hành trong các nhà máy lớn chuyên môn.

Để sản xuất Malt-Whisky của Scotland và Pot-Still-Whiskey của Ireland "bia" được chưng cất trong những bình bằng đồng có hình giống củ hành (pot still) có cổ phía trên giống như cổ của thiên nga (swan neck). Phần cất có nồng độ rượu từ 60% đến 75%. Tất cả các thử nghiệm thay thế đồng bằng các kim loại ít bị rỉ sét, dễ gia công và rẻ tiền hơn đều thất bại vì hương vị không đạt của Whisky được sản xuất. Việc chưng cất được tiến hành gián đoạn vì bao giờ cũng chỉ có thể gia công được một phần wash nhất định.

Các loại Whisky khác phần lớn được chưng cất bằng cột chưng cất (patent still, column still hay Coffey still). Loại cột này do một người Scot là Robert Stein phát minh và thử nghiệm vào năm 1826 và được người Ireland là Aeneas Coffey cải tiến trong những năm sau đó. Bằng những cột chưng cất này, phần cất được sản xuất có nồng độ rượu tối đa là 94,8%. Loại cột này làm việc liên tục và đây cũng là một ưu điểm lớn về mặt phí tổn.

Kiểu Lomond (Lomond still) do Alistair Cunningham và Arthur Warren phát triển vào năm 1955, một phương pháp pha trộn giữa pot still và column still với một ống xi lanh có nhiều tấm bằng đồng di động bên trong, không đột phá được. Tuy đã được sử dụng trong nhiều lò nấu rượu, ngày nay phương pháp này chỉ còn được sử dụng tại hãng nấu rượu Whisky Scapa.

Trong Liên minh châu Âu Whisky phải đạt được những tiêu chuẩn được quy định trong chỉ thị số 1576/89 ngày 29 tháng 5 năm 1989:


* Được sản xuất bằng cách chưng cất từ nước mạch nha của ngũ
cốc.

* Được chưng cất đến nồng độ rượu ít hơn 94,8 phần trăm thể
tích.

* Được lưu trữ ít nhất là 3 năm trong thùng gỗ có thể chứa 700
lít hay ít hơn.

* Có nồng độ rượu ít nhất là 40 phần trăm thể tích.


Nếu như sản phẩm không đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu trên thì không được bán trong Liên minh châu Âu như là Whisky.

Các nước khác có những quy định khác đối với những tiêu chuẩn trên, thí dụ như tại Uruguay thời gian lưu trữ ngắn nhất được quy định là 2 năm.

Lịch sử hình thành

Uýt ki (tiếng Anh, tiếng Pháp: Whisky, tại Ireland và phần lớn nước Mỹ là Whiskey) là một loại đồ uống có chứa cồn được sản xuất từ ngũ cốc bằng cách lên men và chưng cất.

Từ Whisky được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1736 xuất phát từ usisge beatha trong
tiếng Gaelic tại Scotland hay từ uisce beatha trong tiếng Gaelic tại Ireland và có nghĩa là "nước của cuộc sống" (uisge/uisce: "nước", beatha: "sống"). Khái niệm này đã phổ biến ngay từ thế kỷ 16 / thế kỷ 17 nhưng thời đấy người ta hiểu đấy không chỉ riêng là Whisky mà còn là những loại rượuchưng cất khác có thêm đồ gia vị.


Nguồn gốc

Vào thế kỷ thứ 5 các nhà tu Ki-tô giáo, mà trước tiên là thánh Saint Patrick của Ireland, bắt đầu truyền giáo trong xứ sở của người Celt và mang các dụng cụ kỹ thuật cũng như hiểu biết về cách chế tạo dược phẩm và nước hoa đến Ireland và Scotland. Theo truyền thuyết thì họ là những người đầu tiên đã chưng cất một chất lỏng trong suốt: aqua vitae hay uisge beatha. Sự hiểu biết này lan truyền trong các thế kỷ sau nhờ vào các tu viện được thành lập mà vào thời gian đó mà thường là trung tâm của các làng mạc và có mở quán rượu riêng.

Năm 1494 aquavite lần đầu tiên được nhắc đến trong các văn kiện thuế ở Scotland (Exchequer Rolls) khi nhà tu dòng Saint Benedict, John Cor, của tu viện Lindores (thuộc vùng đất phong bá tước Fife) mua 8 boll mạch nha tại thủ đô của Scotland lúc bấy giờ là Dunfermline. Boll là một đơn vị đo lường dùng để đong ngũ cốc cũ của Scotland, tương đương với 210,1 lít hay 62 kg). Lượng 8 boll tương đương với khoảng 500 kg, đủ để sản xuất vào khoảng 400 chai rượu Whisky.

Sau cuộc di dân đến châu Mỹ, Whisky cũng được thử sản xuất từ ngũ cốc. Vì cây lúa mạch (Hordeum) khó trồng ở đây nên những người nông dân ở Bắc Mỹ bắt đầu cho lên men các
loại ngũ cốc tăng trưởng tốt ở đấy là lúa mạch đen (Secale) và lúa mì (Triticum). Các lò nấu rượu lâu đời nhất xuất hiện ở Maryland, Pennsylvania và Virginia. Vì không kiếm được than bùn nên không ứng dụng được công thức sản xuất Whisky cổ truyền và vì thế mà rượu nấu ra không được ngon.
Thông qua việc đốt thành than vách các thùng đựng rượu người ta cố gắng mang lại hương khói quen thuộc vào phần cất. Mãi cho đến cuối thế kỷ 18 mới có những lò chuyên nấu rượu Whisky.


Thuế, đấu tranh và hợp thức hóa

Bắt đầu từ 1643 tại Ireland, và từ 1644 tại Scotland, Whisky bị đánh thuế chính thức. Nhưng vì không có ai thi hành nên Whisky bị cấm, đầu tiên ở Ireland vào năm 1661 và sau đấy cũng ở Scotland vào năm 1707, ngoại trừ trường hợp có giấy phép của chính phủ. Trong những năm sau đó đã có những cuộc đụng độ đẫm máu vì thuế giữa những người thu thuế và người buôn lậu.

Whisky cũng bị đánh thuế ở Mỹ: năm 1794 George Washington, người cũng có một lò nấu rượu, ra sắc lệnh thu thuế Whiskey vì nhu cầu tài chính cao của quốc gia trẻ sau khi chấm dứt cuộc chiến tranh giành độc lập. Thế nhưng những người di dân không chấp nhận loại thuế này và ở Pennsylvania đã có Cuộc nổi loạn Whiskey, chỉ được dập tắt bởi một đạo quân 13.000 người dưới quyền chỉ huy của Henry Lee. Những người nấu rượu Whiskey sau đấy tiếp tục đi về miền Tây đến các bang Kentucky và Tennessee, cho đến ngày nay phần lớn sản lượng đều xuất xứ từ những bang này.

Năm 1822 đạo luật về chưng cất trái phép (Illicit Destillation Act) của Scotland ra đời, đơn giản hóa các điều luật về thuế nhưng lại thêm quyền lợi cho đại điền chủ. Lại có những cuộc bạo động. Năm 1823 một đạo luật mới, Act of Excise, được thông qua, cho phép nấu rượu Whisky với lệ phí là 10 Pound Sterling cộng với một khoản tiền không đổi cho mỗi gallon Whisky. George Smith là người đầu tiên xây dựng lò nấu rượu Glenlivet của ông theo luật lệ mới. Nhờ vào đạo luật mới mà cuối cùng là việc sản xuất Whisky công khai bắt đầu mang lại lợi nhuận, trong vòng 10 năm hằng ngàn lò nấu lậu đã biến mất ở Scotland và Ireland.


Công nghiệp hóa

Năm 1826 Robert Stein đăng ký bản quyền phát minh một phương pháp chưng cất liên tục mới cũng có thể nấu từ hạt ngũ cốc không cần phải gây mạch. Năm 1832 phương pháp này được cải tiến bởi người Ireland là Aeneas Coffey. Với cách thức của Coffey (Coffey still) người ta có thể sản xuất một sản phẩm tinh khiết hơn. Thế nhưng người Ireland không thích loại Whiskey được sản xuất theo kiểu mới này và vì thế Coffey bỏ đi đến Scotland.

Năm 1856 một người Scot là Andrew Usher, Jr. sản xuất loại Blended Whiksy đầu tiên. Cha của ông đã chào mời "Old Vatted Glenlivet" từ năm 1844. Loại Blended đầu tiên với tên "Usher's Green Stripe" vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay trên thị trường. Các thương gia khác pha trộn Whisky từ mạch nha và lúa mì, loại mà có thể được sản xuất nhờ vào phương pháp của Coffey, thành "Blended Scotch". Loại Whisky mới này được tiêu thụ nhiều tại Anh và sau đó là trên toàn thế giới, một phần cũng là nhờ vào tai họa sâu của cây nho từ 1858 cho đến 1863, đã phá hủy gần như toàn bộ cây nho ở Pháp, và vì thế mà rượu vang, Cognac và Brandy trở thành khan hiếm và rất đắt.

Vì đạo luật cấm bán rượu (1920-1933) mà phần lớn các lò nấu rượu nhỏ ở Mỹ phải đóng cửa. Tại Scotland luật này cũng dẫn đến việc nhiều lò nấu rượu phải đóng cửa. Sau khi việc cấm rượu chấm dứt, những tập đoàn lớn kiểm soát việc sản xuất công khai mới. Ngay trong các nước xuất xứ cũng có sự tập trung ngày càng mạnh của các lò nấu rượu và vô chai vào các tập đoàn lớn hoạt động trên toàn thế giới. Chỉ còn riêng lẻ một vài hãng nhỏ là còn vận hành lò nấu rượu riêng.

Giá bia 'nóng' theo Tết

Doanh nghiệp thông báo giá bán cuối năm không có gì thay đổi nhưng các đại lý ở Hà Nội đã đồng loạt tăng giá bán lẻ với vô vàn lý do, nào là thuế tiêu thụ đặc biệt vừa bị điều chỉnh, nào là nhà sản xuất không đủ hàng cung ứng.

Bia lon Sài Gòn hiện tăng 5.000-10.000 đồng/thùng lên 145.000-150.000 đồng, bia chai Hà Nội từ 112.000 đồng lên 120.000-125.000 đồng/thùng. Bia 333 giá 145.000 đồng/thùng, tăng 5.000 đồng so với trước. Bia Heineken lon tăng thêm 7.000 đồng/thùng thay cho mức 234.000 đồng/thùng trước đó. Các đại lý bán lẻ cho là từ nay đến Tết thời tiết nắng ấm nhiều, tiệc tùng lắm, giá bán lẻ có thể tăng tới 20.000 đồng mỗi thùng.

Đại lý đổ lỗi cho thuế tăng. Ảnh: Anh Tuấn.

"Đồ uống là thứ không thể thiếu trong ngày Tết, tốt nhất làm ngay 1-2 két bia về dự trữ chứ để đến 29-30 Tết vừa mua đắt vừa mất công đi vài hàng", bà chủ đại lý Thanh Hương (phố Hàng Buồm) tư vấn.

Tình trạng khan hàng tăng giá cứ đến hẹn lại lên, song 3-4 năm nay nhà sản xuất không có biện pháp nào ngăn chặn hữu hiệu. Ba đại gia chiếm phần lớn thị trường gồm Công ty Bia Sài Gòn (Sabeco), bia Hà Nội (Habeco) và bia Việt Nam (với các nhãn hiệu Tiger, Heineken, Bivina) có tổng sản lượng gần 800 triệu lít/năm. Cả 3 hãng đều tuyên bố sản lượng trong những tháng cuối năm tăng hơn 10% so với Tết Ất Dậu, giá cả không thay đổi. Tuy vậy, đề cập đến chuyện giá cả bị tăng vô tội vạ, họ chỉ cười trừ.

Ông Nguyễn Văn Việt, Tổng giám đốc Habeco khẳng định hiệp hội cũng như Habeco đều không có chủ trương thay đổi chính sách giá. Trên thị trường, giá tăng là do cung cầu mất cân đối vào những ngày lễ Tết. "Đây không phải là chủ trương của hiệp hội, song người tiêu dùng hãy coi là chuyện bình thường", ông Việt nói.

Ngay từ tháng 10, Sabeco cũng tuyên bố không tăng giá bán vào năm 2006, thậm chí, các nhà phân phối còn được công ty cho biết trước kế hoạch bán hàng từng tuần và được thông báo ngay từ đầu tuần để chủ động nguồn hàng, quy trình xuất nhập hàng tại các tổng kho cũng được cải tiến hạn chế tình trạng bia chạy lòng vòng để tăng giá. Theo ông Văn Thanh Liêm, Phó tổng giám đốc Sabeco, lượng hàng vẫn đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong đó, chỉ tính riêng tháng 1, công ty bán ra thị trường khoảng 50 triệu lít tăng 10 triệu so với cùng kỳ. Các nhà máy đều chạy 3 ca liên tục, hết công suất đảm bảo hàng cung cấp cho thị trường.

Tuy nhiên trên thực tế, do bia là loại hàng mua đứt bán đoạn, tỷ lệ cược chai két khá cao, từ 30% đến 40% nên nhà sản xuất không thể quản lý được giá khi nhu cầu tăng gấp cả chục lần vào dịp cuối năm.

Các công ty nghiên cứu thị trường tính toán, sản lượng tiêu thụ bia cả nước trong năm ước tính lên đến gần 2 tỷ lít, tập trung chủ yếu vào sản phẩm của 3 nhà sản xuất trên. Do dây chuyền sản xuất tại các nhà máy lớn hầu như luôn ở tình trạng hết công suất, nên dù biết nhu cầu Tết rất cao họ cũng bó tay.

Bà chủ một đại lý tầm cỡ ở mặt phố Hàng Buồm cho hay, trước Tết 2-3 tháng thực sự là cuộc đua của các nhà phân phối lớn. Gia đình bà đầu tư hàng chục tỷ đồng trữ hàng để chờ bán ra. Tiền lãi vay, chi phí để được nhà máy cung cấp số lượng lớn là những lý do các đại lý biện minh cho việc làm giá trong những ngày tháng giáp Tết.

Nhân viên phòng thị trường Nhà máy bia Hà Nội cho biết công ty chỉ quy định đại lý cấp I không được bán giá thấp hơn giá nhà máy xuất cho chứ không có khung giá tối đa, vì vậy tùy theo diễn biến thị trường mà đại lý định giá cả.

Trong khi các doanh nghiệp tuyên bố không tăng giá bán và họ quả quyết chuyện các đại lý "tự ý tăng giá" là do cầu vượt quá cung, các đại lý lại có cách giải thích riêng. Theo họ, bên cạnh cung cầu thị trường, chính sách thuế thay đổi cũng là tác động đáng kể. Từ 1/1, thuế tiêu thụ đối với mặt hàng bia thay đổi. Trong đó đáng chú ý là thuế suất với bia chai và bia lon vẫn giữ như hiện hành là 75%, còn thuế với bia hơi và bia tươi cùng áp dụng mức 30% kể từ 2006 và sẽ nâng lên 40% kể từ 2008. Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh trực tiếp vào người tiêu dùng và khi chính sách thuế thay đổi bất kể theo hướng nào thì giá nhất nhất cũng sẽ ảnh hưởng theo.

Anh An, chủ một đại lý kinh doanh bia và nước giải khát tại đường Tôn Đức Thắng, Hà Nội cho biết, ngay tại thời điểm Bộ Tài chính bàn thảo nên hay không nên thay đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt mới đối với mặt hàng bia, giá đã bắt đầu nhúc nhích. Điều này có thể thấy rất rõ ở mặt hàng bia hơi trong dịp hè.

Một số đại lý khác thì cho rằng, đây là kế hoạch tăng theo quy luật vào những tháng cuối năm. Nhu cầu tăng cao khan hàng thì nâng giá bán. "Tất nhiên, doanh nghiệp niêm yết giá bán cho các đại lý, còn các đại lý sẽ căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng để đưa ra giá bán hợp lý", chủ một đại lý phố Hoàng Cầu nói.

Chị cho biết, ngay tại thời điểm các phương tiện thông tin đại chúng thông báo chính sách thuế thay đổi, nhiều đại lý đã "kháo nhau" chuyện bia tăng giá. "Chúng tôi chẳng biết thực hư thế nào, buôn có bạn, bán có phường, các đại lý khác tăng thì chúng tôi tăng nếu người tiêu dùng không chấp nhận chúng tôi hạ", chị nói.

Theo chị, có thời điểm, các hãng thông báo giá bán mới nhưng đại lý không dám tăng vì sợ mất khách. Thậm chí, tại những đợt thấp điểm, các đại lý còn đề xuất áp dụng một số chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng.

Đại diện cho cơ quan quản lý Nhà nước, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung khẳng định, lâu nay, giá cả chịu tác động nhiều bởi cung cầu thị trường. Chính sách thuế chỉ tác động một phần chứ không phải là tất cả.

Theo ông, sửa thuế là việc bắt buộc phải làm trong xu thế hội nhập, VN không còn cách nào khác là phải thực hiện theo. Sửa thuế tiêu thụ đặc biệt lần này về cơ bản không ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những ý kiến cho rằng, chính sách thuế thay đổi dẫn đến giá cả tăng chỉ là cái cớ. Theo ông, giống như xe ôtô, bia không phải là mặt hàng do Nhà nước quản lý do vậy, các doanh nghiệp sẽ phải cân đối giá bán theo hướng thị trường chấp nhận được.

Trao đổi với VnExpress, nhiều doanh nghiệp cũng thừa nhận, giá cả do thị trường tự điều tiết, chính sách thuế chỉ là một phần và lần điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt này về cơ bản không ảnh hưởng đến giá cả cũng như hoạt động kinh doanh.

Hồng Anh - Việt Phong